kythuat

MPA - Testing and certification of grinding wheels

In accordance to the German statutory safety regulations BGR 500 and the European Act on Technical Work Equipment and Consumer Products  the safety characteristics must be meet when grinding tools are marketed or operated. This compliance is up to the manufacturers or resellers and users. European standards, as for example the EN 12413 Safety requirements for bonded abrasive products  and EN 13236 Safety requirements for superabrasive products  have legally binding security parameters for grinding tools.

The MPA runs an accredited laboratory, in which such security tests can be done not only for manufacturers or importers but also for users.

As the oldest independent testing laboratory for grinding wheels in Europe MPA has been performing safety tests on rotating grinding tools for more than 60 years. MPA accreditation in this area includes almost all major national and international standards and regulations, such as EN 12413 Safety requirements for bonded abrasive productsEN 13236 Safety requirements for superabrasive productsEN 13743 Safety requirements for coated abrasivesDIN ISO 3919 Coated abrasives  Flap wheels with shaftEN 847-1 Tools for woodworking  Safety requirementsEN 1083-1 Power-driven brushes

The MPA participates together with the Institute for Metal Forming and Metal Forming machines (IFUM) of the Leibniz University Hanover and other higher education institutions of the PZH (Production Technology Centre Hanover) in current research projects for improvement in efficiency and safety during grinding to bear the evolution in the field of grinding and cutting bill.

(Theo http://www.mpa-hannover.de)

Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và an toàn cho đá mài

ISO 9001:2000 là hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Các sản phẩm sản xuất tuân thủ theo hệ thống tiêu chuẩn này nhằm đạt được sử ổn định về chất lượng của sản phẩm.

Đối với nhà sản xuất, để được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001 nhất thiết phải đạt được các tiêu chí sau:

• Có hệ thống kiểm tra định lượng quá trình sản xuất để đảm bảo rằng quá trình này đang sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng.

• Bảo đảm giữ được chất lượng ổn định, giữ được tên tuổi của thương hiệu.

• Có hệ thông nhận biết các nhược điểm của sản phẩm để loại bỏ và có biện pháp chỉnh sửa thích đáng khi cần thiết.

• Thường xuyên xem xét lại các tiến trình có tính chất đặc biệt và hệ thống chất lượng của chính nó thông qua xác định hiệu quả thực tế.

EN 12413 là bộ tiêu chuẩn của Châu Âu về an toàn cho các loại đá mài. Chúng đặt ra các tiêu chí và các biện pháp, nhằm loại trừ hoặc giảm thiểu các mối nguy cơ đến từ đá mài. Các nguy cơ này phải dược loại trừ ngay từ khâu thiết kế đến khâu sản xuất.

ANSI B7.1 là bộ tiêu chuẩn của Mỹ về an toàn trong việc sử dụng, bảo quản và các biện pháp bảo hộ đối với người sử dụng đá mài. Bộ tiêu chuẩn cũng đặt ra các yêu cầu cho các thiết bị được sử dụng cùng với đá mài, từ khâu thiết kế tới khâu chế tạo thiết bị.

An toàn sử dụng đá mài, đá cắt

Đá mài, đá cắt (gọi chung là đá mài) là một dụng cụ an toàn, nếu ta tuân thủ những nguyên tắc cơ bản khi sử dụng chúng.

Tuy nhiên, nếu người dùng không tuân thủ đúng các quy trình thao tác hoặc không cẩn thận khi lắp chúng vào máy, chúng có thể bị vỡ khi làm việc.

Để bảo đảm an toàn, người dùng cần tuân thủ các quy định về Cần làm và Không được làm sau:

Cần làm

1. Vận chuyển và bảo quản đá mài cẩn thận. Lưu ý không được vần thùng đá, không để rơi và không cho các viên đá tiếp xúc trực tiếp với các vật thể khác.

2. Trước khi lắp đá mài vào máy, cần quan sát xem viên đá có bị rạn nứt không.

3. Kiểm tra xem thông số của đá có phù hợp với máy không, ví dụ như tốc độ vòng quay tối đa, đường kính ngoài và đường kính lỗ viên đá, các giới hạn khác (nếu có).

4. Luôn lắp tấm chắn bảo vệ của máy. Tấm chắn phải che được ít nhất ½ chu vi viên đá.

5. Phải chạy thử máy mỗi khi lắp đá mới hoặc mỗi khi bắt đầu làm việc. Khi thử máy phải chọn chỗ an toàn, đề phòng mọi tình huống có thể xảy ra.

6. Mang kính bảo hộ, khẩu trang chống bụi và găng tay suốt qua trình làm việc.

7. Sử dụng tấm chắn đề che các tia lửa bắn ra.

8. Môi trường làm việc phải thông thoáng. Đề phòng lượng bụi quá cao.

Không được làm

1. Không được sử dụng những viên đá đã bị đánh rơi hoặc bị vật khác va chạm mạnh vào.

2. Nếu đường kính lỗ viên đá nhỏ hơn đường kính trục của máy mài, không được dùng sức để cố lắp viên đá vào máy; không được tìm cách khoét rộng lỗ của viên đá.

3. Không được mài với tốc độ vượt quá tốc độ tối đa ghi trên viên đá.

4. Không được sử dụng mặt bích đã bị rỉ, bị biến dạng, bị bẩn.

5. Khi lắp mặt bích, không được siết ốc hãm quá mạnh.

6. Không được dùng đá cắt để mài.

7. Không được bật máy khi không có tấm chắn bảo vệ.

8. Không được dùng lực quá mạnh để ấn viên đá vào vật cần mài, cũng như không được ấn quá mạnh vật cần mài vào đá mài.

9. Không được chạm vào viên đá khi nó đang quay, trong bất cứ trường hợp nào.

10. Khi thử đá, không được đứng phía trước theo chiều quay của đá.

11. Khi dùng đá với máy mài cầm tay, không được để máy xuống đất, xuống mặt bàn khi máy chưa dừng hẳn.

12. Không được sử dụng máy mài ở khu vực có nguy cơ cao về cháy nổ.

13. Không được đi vào khu vực có tia lửa mài.

14. Chỉ những người được huấn luyện và có kiến thức đầy đủ mới dược thay đá và thử đá mài.

Một số loại hạt mài phổ biến

1. Hạt mài Aluminium Oxide nâu – ký hiệu A

Có độ chắc cao. Độ cứng 1800-2200kg/mm2. Đá mài làm từ chúng thích hợp để mài thép, gang đúc và các loại vật liệu chịu lửa có độ cứng cao.

Thành phần cấu tạo (theo trọng lượng) : Al2O3 chiếm 92,5-97%; TiO2 chiếm 1,5-3,8%

2. Hạt mài Aluminium Oxide trắng – ký hiệu WA

Chúng được tạo ra bằng cách nung alumina trong lò quang điện. Thành phần Al2O3 thường chiếm tới hơn 98% trọng lượng. So với aluminium oxide nâu nó có độ chắc kém hơn một chút, nhưng vượt trội về độ cứng và khả năng cắt. Đá mài, đá cắt được làm từ WA thích hợp cho việc mài, cắt thép hợp kim cứng, thép gió, thép carbon cao.

Thành phần cấu tạo (tính theo trọng lượng): Al2O3 97-98,5%; Na2O 0,5-0,8%

3. Hạt mài silicon carbide đen – ký hiệu C

Được tạo ra bằng cách nung cát thạch anh với than coke có độ tinh khiết cao trong lò nung điện trở nhiệt. Chúng có màu đen. Độ cứng 2800-3300kg/mm2. Đá mài được làm từ hạt mài C thích hợp để mài kim loại hoặc phi kim có độ cứng bề mặt không quá lớn. Ví dụ, chúng thích hợp cho mài gang xám, đồng thau, nhôm, đá, vải hoặc cao su cứng, v.v...

Thành phần cấu tạo (tính theo trọng lượng): SiC 93,0-98,5%; Fe2O3 0,6-1,7%; F.C 0,2-0,4%.

4. Hạt mài silicon carbide xanh – ký hiệu GC

Chúng được tạo ra tương tự như silicon carbide đen, ngoại trừ việc thay đổi dôi chút trong thành phần nguyên liệu và công nghệ. Chúng có màu xanh lá cây và hơi trong. Độ cứng (3288-3400kg/mm2) và độ tinh khiết cao hơn so với silicon carbide đen. Đá mài làm từ silicon carbide xanh thích hợp để mài các vật phi kim cứng, giòn, thí dụ như bê tông, gạch ceramic, v.v... Chúng cũng được dùng để mài các hợp kim cứng.

Thành phần cấu tạo (Tính theo trọng lượng): SiC 95-99%; F.C 0,2-0,3%; Fe2O3 0,2-0,7%

5. Hạt mài fused alumina hồng – ký hiệu PA

Chúng được tạo ra bằng cách nung chảy alumina trong lò điện. Chúng có màu hồng. Có độ cứng tương tự như WA, nhưng có độ chắc lớn hơn chút ít so với WA. Đá mài được làm từ hạt PA có đặc trưng là rất bền và tạo ra bề mặt mài nhẵn. Chúng thích hợp để mài các dụng cụ đo lường, các trục máy, các vật mẫu, v.v...

Thành phần cấu tạo (tính theo trọng lượng) : Al2O3 98-98,5%; Cr2O3 0,15-0,4%

(Theo abtectools.com)

Hạt mài - Một số đặc tính cơ bản

Các hạt mài là thành phấn chính của đá mài. Để có thể mài được, các hạt mài phải có những đặc tính nhất định. Các đặc tính đó thể hiện qua độ cứng, độ bền, độ ổn định cơ học, độ ổn định nhiệt, độ ổn định hóa học.

1. Độ cứng.

Độ cứng đóng vai trò quan trọng nhất của hạt mài. Khi ma sát với các vật thể được mài, như bề mặt kim loại, để có thể mài được thì hạt mài phải cứng hơn bề mặt của vật được mài.

Độ cứng của hạt mài phụ thuộc vào thành phần hóa học của chúng, vào tính nguyên dạng của cấu trúc tinh thể cũng như độ tinh khiết của tinh thể hạt mài.

2. Độ chắc.

Độ chắc của hạt mài được hiểu là khả năng chịu được lực va đập, rung lắc tác động vào nó. Độ chắc thích hợp sẽ đảm bảo cho hạt mài khả năng cắt và tạo ra những lớp cắt mới khi lớp cắt cũ mòn, làm cho hạt mài luôn sắc. Nếu độ chắc thấp, hạt mài sẽ nhanh bị mòn. Ngược lại, nếu độ chắc quá lớn, hạt mài đến khi trơ mà vẫn không có khả năng tạo ra lớp cắt mới.

Độ chắc của hạt mài phụ thuộc vào trang thái tinh thể của chúng, vào kích thước của hạt mài, vào hình dạng hạt mài cũng như phương pháp nhiệt luyện. Ngoài ra, độ chắc của hạt cũng phụ thuộc vào dạng hình học của đá mài.

3. Độ bền cơ học.

Trong quá trình làm việc, các hạt mài luôn chịu các lực ma sát, rung đập. Khả năng giữ được độ sắc của hạt dưới các tác động đó thể hiện độ bền cơ học của hạt mài. Độ bền cơ học có liên quan trực tiếp đến vật liệu và trạng thái tinh thể của hạt. Nói chung, aluminum oxide có độ bền cơ học cao hơn silicon carbide. Trong các loại aluminum oxide thì zirconia alumina có độ bền cơ học cao nhất. Trong các loại silicon carbide thì black silicon carbide có độ bền cơ học cao hơn green silicon carbide.

4. Độ ổn định nhiệt và hóa học.

Thông thường, nhiệt độ vùng đá mài làm việc lên tới 400~1000℃. Các hạt mài đòi hỏi phải có khả năng giữ được các tính chất cơ lý trong môi trường nhiệt độ như vậy.

Các hạt mài và vật liệu được mài trong quá trình mài tiếp xúc với nhau ở nhiệt độ cao, nên phải đảm bảo không để xảy ra các phản ứng hóa học. Nếu không, các chất tạo ra từ phản ứng hóa học sẽ bám vào mặt đá mài, làm cho đá bị cùn, trơ.

(Theo abtectools.com)

 

 

logoKythuat

starstarstarstarstar

JSN Boot template designed by JoomlaShine.com